"gịng sông chảy nước ban sự sống"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Phần Hai

"Nước Ban Sự Sống": Đức Tin

 

 

12. Cộng Đồng Đức Tin: Giáo Hội

 

 

Nếu "triều đại của Thiên Chúa giống như một hạt cải mà người kia lấy gieo vào thửa ruộng của ḿnh" (Mt.13:31), th́ không phải hay sao, hai chữ "của ḿnh" đây nói lên "thửa ruộng" đó chính là Giáo Hội của Chúa Kitô, một Cộng Đồng Đức Tin mà người gieo hạt cải là Lời nhập thể đă tuyên bố với Phêrô, vị lănh đạo tông đồ đoàn nói riêng và đoàn chiên Kitô hữu nói chung, rằng: "Con là 'Đá', trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày" (Mt.16:18).

 

Thật vậy, Lời nhập thể đến thế gian là đến với chung tất cả nhân loại, tuy nhiên, theo đường lối nhiệm mầu của Người, Người chỉ tỏ ḿnh ra nơi dân tộc Do Thái và cho thành phần Tông Đồ "vào thời điểm ấn định" (Gal.4:4) thôi, rồi sau đó, tức sau khi Người phục sinh, Người mới sai các Tông Đồ "đi khắp thế gian mà rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15). Như vừa xác định, Chúa Kitô là Lời nhập thể chỉ tỏ ḿnh ra "nơi dân tộc Do Thái và cho thành phần Tông Đồ". Chữ "nơi" ở đây có ư chỉ về môi trường thời gian và không gian để Thiên Chúa tỏ ḿnh ra qua Con Ngài là Lời nhập thể theo gịng tộc Do Thái, trong khi đó, chữ "cho" ở đây có ư nói lên đối tượng trực tiếp mà Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra là Dân Tân Ước.

 

Chính v́ thế, không lạ ǵ, có một số lần, sau khi dùng dụ ngôn mà giảng dạy về Triều Đại Thiên Chúa hay về Nước Thiên Chúa để cả dân chúng lẫn các môn đệ nghe xong, Chúa Kitô đă dẫn giải thêm cho các Tông Đồ. Theo ư định của Người, Người chỉ muốn ban bố và trao phó toàn thể mạc khải thần linh của Người "cho" riêng Tông Đồ Đoàn cũng như "cho" chung Dân Tân Ước để cả hai làm nên một Cộng Đồng Đức Tin của Người mà thôi.

 

Đó là lư do Người đă nói với Tông Đồ Đoàn: "Các con đă nhận được kiến thức về các mầu nhiệm của triều đại Thiên Chúa mà những kẻ khác không được... Phúc cho mắt của các con v́ xem thấy và phúc cho tai các con v́ đă nghe thấy" (Mt.13:11,16). Thế nhưng, khi sai Tông Đồ Đoàn đi rao giảng "Triều đại Thiên Chúa đă đến" (Mt.10:8), Chúa Kitô nhấn mạnh đến tinh thần truyền thông của các ngài: "Tặng ân các con đă lănh nhận th́ hăy cho đi như một tặng ân" (Mt.10:8), cũng như đến vai tṛ quyền linh của các ngài: "Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày" (Mt.10:40). 

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Giáo Hội là Cộng Đồng Đức Tin, ở chỗ Giáo Hội là một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

XXIV- Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất

 

 

Xác Tín 28          

 

 

                Giáo Hội là một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất v́ Giáo Hội là ḿnh mầu nhiệm có Đầu là Chúa Kitô, Đấng sáng lập Giáo Hội.

 

 

 

Mạc Khải

 

"Các con hăy tránh đừng để ḿnh được gọi là sư phụ. Sư phụ duy nhất của các con là Đức Kitô" (Mt.23:10).

"Người  (Chúa Kitô) có trước tất cả mọi sự. Nơi Người mọi sự tiếp tục hiện hữu. Chính Người là đầu của thân thể là Giáo Hội" (Col.1:18).

"Ngài (Thiên Chúa) đă đặt mọi sự dưới chân Chúa Kitô và như thế đă tôn Người lên làm đầu của Giáo Hội là thân thể của Người" ('ph.1:22-23)

 

Nhận Thức

 

Chúa Kitô đến không phải "để hủy bỏ lề luật và các lời tiên tri mà để làm cho chúng được nên trọn" (Mt.5:17) nơi chính bản thân Người "tất cả sự thật" (Jn.16:13) mà Thiên Chúa muốn "nói với chúng ta" (Heb.1:2). Nói đúng hơn, Chúa Kitô chính là "tất cả sự thật" Thiên Chúa muốn mạc khải cho chúng ta, muốn tỏ ra cho chúng ta biết.

 

Phần Chúa Kitô, biết được thân phận của ḿnh "từ đâu mà đến" (Jn.8:14), ở chỗ, Người "là Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14), tức Người "là phản ảnh vinh hiển Cha, là hiện thân đích thực hữu thể Cha" (Heb.1:2), cũng như Người biết được ḿnh "rồi sẽ đi đâu" (Jn.8:14), ở chỗ Người "đến cho chiên được sống và được sống viên măn hơn" (Jn.10:10), thành phần mà Người đă nguyện cầu cùng Cha vào cuối Bữa Tiệc Ly: "Con đă ban cho họ vinh hiển mà Cha đă ban cho Con để họ được nên một như Chúng Ta là một" (Jn.17:22).

 

Thế nhưng, theo ư định vô cùng khôn ngoan của ḿnh, để xây dựng một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất bao gồm tất cả đoàn chiên được Người "là vị mục tử tốt lành hiến mạng sống ḿnh cho" (Jn.10:11), Người đă đặt một nền tảng duy nhất là Đá Phêrô (x.Mt.16:18) và chỉ trao trách nhiệm cho một mục tử tối cao duy nhất là Phêrô để chăn nuôi cả đoàn chiên của Người mà thôi (x.Jn.21:15-18).

 

Việc Chúa Kitô trao tối thượng quyền cho một ḿnh Phêrô trong Tông Đồ Đoàn để thay Người trong việc chăn dắt cả đoàn chiên của Người là một việc thể hiện "tất cả mọi quyền năng trên trời dưới đất đă được ban cho (Người)" (Mt.28:18), một toàn quyền năng sẽ ở cùng Giáo Hội của Người cho đến tận thế (x.Mt.28:20), do đó mà Người đă đoan chắc với chung Giáo Hội và với riêng Phêrô là "dù hàm của sự chết cũng không thể nào thắng vượt được nó" (Mt.16:18).

 

Phải, Chúa Kitô đă cố ư chọn một con người rất tầm thường như Phêrô, sinh sống bằng nghề đánh cá (x.Mt.4:18-20), tính nết vừa hung hăng bồng bột (x.26:35) lại hay nhát sợ và yếu đuối, đến nỗi đă trắng trợn chối bỏ Thày ḿnh trước mặt các tỳ nữ chẳng có thế giá ǵ cũng như trước mặt nhóm người không đâu (x.Mt.26:69-74). Tuy nhiên, chọn một con người đáng ngại như thế thay Người nắm một chức vụ hết sức cao cả và vô cùng trọng đại liên quan đến phần rỗi đời đời của từng con chiên cũng như của cả đoàn chiên mà Người đă phải mua chuộc lại bằng một giá cao (x.1Cor.6:20,7:23), "Chúa Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cor.1:24) muốn chứng tỏ với chung thế giới loài người và với riêng Giáo Hội của Người rằng, Người luôn luôn hiện diện và tiếp tục tỏ ḿnh ra nơi Giáo Hội cũng như qua Giáo Hội của Người: "Con sống trong họ, Cha sống trong Con - cho sự hiệp nhất của họ được nên trọn. Để thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con và Cha yêu họ cũng như Cha đă yêu Con" (Jn.17:23).

 

Đúng thế, chính v́ Chúa Kitô c̣n thực sự hiện diện trong Giáo Hội của Người nói chung và nơi bản thân của các vị Giáo Hoàng thừa kế thánh Phêrô nói riêng, các vị mà Người biết rằng sẽ bị Satan sàng như sàng gạo nhưng đă được Người cầu nguyện cho để đức tin của các vị chẳng những không bao giờ bị lung lạc, trái lại, c̣n giữ đức tin cho anh em của ḿnh nữa (x.Lk.22:31-32), mà Giáo Hội đă thực sự trở thành một bí tích cứu rỗi muôn dân (xem các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Phụng Vụ, đoạn 5' Hiến Chế Giáo Hội đoạn 1,9 và 48' Hiến Chế Mục Vụ đoạn 42 và 45, Sắc Lệnh Truyền Giáo đoạn 1 và 5).

 

Thật thế, lịch sử Giáo Hội đă cho thấy, nếu Chúa Kitô không thực sự ở cùng Giáo Hội bằng toàn quyền năng trên trời dưới đất của Người th́ Giáo Hội đă bị hàm sự chết nuốt sống từ lâu rồi. Không phải hay sao, v́ dân tộc Do Thái là Dân của Chúa, cho nên dù dân tộc này có các vị vua bất xứng và bất trung đến đâu đi nữa, Thiên Chúa vẫn bảo vệ và cứu vớt dân tộc mà Ngài đă tuyển chọn. Cũng thế, v́ Giáo Hội là Dân Tân Ước, là thân thể Chúa Kitô, là một tổ chức chính Chúa thiết lập và là Đầu, cho nên Giáo Hội không thể nào bị phá hủy như là một công tŕnh thuần túy của loài người.

 

Đấy là lư do, trong gịng lịch sử của Dân Tân Ước, dù có những vị Giáo Hoàng làm gương mù, gây tai tiếng không ít cho chung Giáo Hội, nhưng Chúa Kitô vẫn ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế để bảo toàn con thuyền Giáo Hội của Người, chẳng những khỏi mọi sóng gió ngoại công mà c̣n thốt khỏi những lũng đoạn bất toàn từ bên trong nữa. Những vị Giáo Hoàng làm lũng đoạn Giáo Hội có thể kể đến như Đức Sixtô IV (1471-1484) và Đức Innôcentê VIII (1484-1492), là hai vị bị mang tiếng xấu trong việc thiên vị con cháu. Điển h́nh nhất phải kể đến Đức Alexandrô VI (1492-1503), một vị Giáo Hoàng tuy có công với Giáo Hội trong việc bảo vệ Ṭa Thánh khỏi chế độ phong kiến hỗn loạn thời bấy giờ, cũng như có công trong việc phát triển việc truyền giáo sang vùng Tân Thế Giới, song công của ngài cũng không che lấp được những ǵ ngài đă làm trong thời gian 11 năm cai quản Hội Thánh, như việc ngài đă tiêu hao bao nhiêu tiền của và thời giờ của một vị Giáo Hoàng để lo giải quyết công việc và lợi lộc trần gian cho riêng những người thân yêu ruột thịt của ngài.

 

Chưa hết, xét đến t́nh h́nh chung, nếu lịch sử của dân Do Thái cho thấy nước này bị chia đôi thành hai miền nam và bắc, mỗi miền được cai trị bởi một vị vua riêng thế nào, Dân Tân Ước, từ năm 1054 cho đến nay cũng chia thành hai miền đồng tây như vậy, miền đông có Giáo Hội Chính Thống và miền tây có Giáo Hội Công Giáo Rôma. Cuộc phân chia này bắt nguồn từ Đức Giáo Chủ Phôliô (878), một nhân vật là "người của nhà nước" hơn là của Giáo Hội cử lên, tức là nhân viên cao cấp trong chính quyền chứ không thuộc hàng giáo sĩ, nên dễ mang sẵn một khuynh hướng bất phục tối thượng quyền Giáo Hội Rôma, qua những điều vị giáo phụ này chỉ trích về lễ nghi La Tinh. Cuộc phân chia này thực sự xẩy ra vào thời Đức Giáo Chủ Micae Cerular (1051-1059), một nhân vật cũng là "người của nhà nước", đă cho Bí Tích Thánh Thể với "bánh không men" của Rôma là sai lầm và không thành, đến nỗi đă lên án lễ nghi La Tinh và đóng cửa các thánh đường theo lễ nghi La Tinh ở Contantinôpôli. Tuy nhiên, thay v́ giải quyết vấn đề căng thẳng và kỳ thị này trong tinh thần yêu thương, sứ đoàn của Toà Thánh Rôma lại tỏ ra thái độ không khéo, do đó, hậu quả không thể tránh được đă kéo dài cho tới ngày nay. 

 

Riêng bên Giáo Hội Công Giáo Rôma, sau cuộc đại phân chia này, c̣n bị phân mảnh bởi cuộc cải cách vào năm 1519-1521 của Luthêrô ở Đức, làm thành giáo phái Thệ Phản, một giáo phái chỉ tuyên nhận tối thượng quyền duy nhất là Thánh Kinh, thế nên giáo phái Thệ Phản này c̣n được gọi là giáo phái Tin Lành. Tiếp ngay sau đó, vào năm 1531-1533, Giáo Hội Công Giáo Rôma lại bị phân mảnh một lần nữa bởi vua Henry VIII ở Anh quốc, từ việc vua nhất định phản ứng chống lại vạ tuyệt thông của Ṭa Thánh đối với cuộc hôn nhân bất chính của vua theo luật Công Giáo, bằng việc vua ban hành "Đạo Luật Tối Thượng", chủ trương quyền tối cao của nhà vua nơi Giáo Hội tại nước Anh, biến Giáo Hội ở Anh thành giáo phái Anh Giáo, hoàn toàn tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma.

 

Xét cho cùng, những biến cố ly khai năm 1054 ở Đông phương, biến cố cải cách năm 1519-1921 ở Đức quốc rồi ở khắp Âu Châu sau đó, và biến cố tự lập 1531-1535 ở Anh quốc, đều xoay quanh một trục chính đó là tối thượng quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma, một dấu chứng hữu h́nh biểu hiệu sự hiệp nhất thực sự của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô, một tối thượng quyền mà Giáo Hội Công Giáo Rôma, qua Công Đồng Chung Vaticanô I vào năm 1870, đă công bố thành tín điều Vô Ngộ, một tín điều tuyên tín rằng khi Đức Giáo Hoàng chính thức lấy quyền tối cao của ḿnh để công bố một điều ǵ về tín lư và luân lư liên quan đến phần rỗi đời đời th́ không bao giờ sai lầm.

 

Cũng từ thời Công Đồng Chung Vaticanô I này, đúng hơn từ Đức Piô IX (1846-1878), Phong Trào Đại Kết bắt đầu nhen nhúm, bằng việc ngài kêu mời đại biểu của Giáo Hội Chính Thống, cũng như của các giáo phái Thệ Phản và Anh Giáo đến tham dự Công Đồng Chung này. Tuy nhiên, ư Chúa nhiệm mầu đă để xẩy ra là, Giáo Hội Công Giáo Rôma cần phải tỏ ra thiện chí trước, để rồi, tuy lúc ấy chưa được ai hưởng ứng đến tham dự Công Đồng, sau này, vào năm 1910, chính giáo phái Tin Lành đă tự động khởi xướng lên Phong Trào Đại Kết này tại Hội Nghị Truyền Giáo Thế Giới Edinburgh. Thế rồi, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), sau khi các đại biểu của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, của các giáo phái Tin Lành cùng với Anh Giáo được mời và đă đến tham dự Công Đồng Chung này, Phong Trào Đại Kết đă được Giáo Hội Công Giáo Rôma chính thức phát động và thiết lập bằng các cuộc đối thoại cởi mở trong tinh thần yêu thương, để một ngày kia có thể đi đến việc làm cho thành phần tin vào Chúa Kitô chẳng những lănh nhận cùng một phép rửa mà c̣n cùng uống chung một chén và ăn cùng một bánh nữa (x.1Cor.10:17).

 

Vẫn biết Giáo Hội Chúa Kitô thiết lập là một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất, theo thời gian, đă bị chia hai sẻ ba, nhưng không phải v́ thế mà Giáo Hội bị phân chia theo sự yếu đuối của loài người này không c̣n là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa. Trái lại, một khi tất cả Kitô hữu không phủ nhận Chúa Kitô, tức vẫn c̣n tin Chúa Kitô th́ Chúa Kitô vẫn là Đầu của Giáo Hội, và v́ thế Người vẫn c̣n có thể chi phối các chi thể của Người, vẫn c̣n là cứ điểm hiệp nhất cho đoàn chiên của Người, một đoàn chiên mà theo Người quả quyết: "Chiên của Tôi th́ nghe tiếng Tôi. Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Jn.10:27).

 

Đúng thế, tất cả mọi Kitô hữu đă lănh nhận phép rửa nhân danh Chúa Kitô, dù họ có là chiên mang nhăn hiệu Công Giáo Rôma, Chính Thống Đông Phương, Thệ Phản Tin Lành hoặc Anh Giáo Tự Lập, nếu thành tâm gắn bó với Đầu Tối Cao của ḿnh là Chúa Kitô, một lúc nào đó, như đă và đang diễn tiến nơi Phong Trào Đại Kết, họ cũng sẽ nghe thấy tiếng của vị Chủ Chăn Tốt Lành mà t́m về với Người, Đấng đă tiên quyết rằng cuối cùng "sẽ chỉ có một đoàn chiên và một chủ chiên" (Jn.10:16).

 

Việc Chúa Kitô, bằng toàn quyền năng trên trời dưới đất đă được ban cho Người là Đấng sống lại từ trong kẻ chết, sẽ làm cho Giáo Hội mà Người thiết lập và ở cùng cho đến tận thế, theo thời gian đă bị yếu tố trần gian phân mảnh, cuối cùng được hiệp nhất nên một với nhau đúng như Người nguyện cầu trong bữa tiệc ly, chẳng khác ǵ như Người đă làm cho thân xác của Người dù có bị bàn tay loài người đóng đanh chết đi được phục sinh vậy.

 

Thế rồi, nhờ được phục sinh bằng việc hiệp nhất nên một theo toàn quyền năng của Chúa Kitô là Đầu, ḿnh mầu nhiệm của Chúa Kitô là Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất quả thực chẳng những là một bí tích cứu rỗi muôn dân mà c̣n là một bí tích hiệp nhất toàn thể nhân loại nữa (xem Hiến Chế Giáo Hội, đoạn 1).

 

 

 

 

XXV- Cộng Đồng Đức Tin Thánh Thiện

 

 

Xác Tín 29          

 

 

                Giáo Hội là Cộng Đồng Đức Tin Thánh Thiện v́ Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô, được Chúa Kitô thánh hiến để  nên một với Người.

 

 

 

Mạc Khải

 

"V́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư" (Jn.17:19).

"Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ, v́ tôi tớ không biết việc chủ ḿnh làm. Thay vào đó, Thày gọi các con là bạn hữu, v́ Thày đă tỏ cho các con biết tất cả những ǵ Thày đă nghe thấy từ Cha Thày" (Jn.15:15).

"Tôi cũng thấy một tân Gia-Liêm là thành thánh từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như một cô dâu được trang điểm để nghênh đón phu quân của ḿnh" (Rev.21:2)

 

 

Nhận Thức

 

Đặc tính thứ nhất của Giáo Hội Chúa Kitô là duy nhất, duy nhất với Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội cũng như duy nhất với nhau là chi thể trong cùng một thân thể của Chúa Kitô. Tuy đặc tính duy nhất này, theo thời gian, đă bị rạn nứt và đang đi đến việc hàn gắn, giữa các phần thể với nhau, ở chỗ, các phần thể tách biệt là Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, các giáo phái Tin Lành và Anh Giáo không hoàn toàn hiệp nhất với đầu hữu h́nh của ḿnh là Đức Thánh Cha, vị kế thừa Thánh Phêrô thay mặt Chúa Kitô trên trần gian để chăn dắt cả đoàn chiên Giáo Hội như Chúa Kitô trao phó cho Đức Giáo Hoàng đầu tiên trên bờ hồ Tibêria (x.Jn.21:15-17),

 

Tuy nhiên, trên nguyên tắc, Chúa Giêsu Kitô vẫn là Đầu của Giáo Hội là thân thể đă bị phân chia của Người. Bởi v́ các phần tử trong Giáo Hội của Người và làm nên Giáo Hội của Người đều lănh nhận phép rửa nhân danh Người, do đó các phần thể trong toàn thân Giáo Hội vẫn tỏ ra tin vào Đấng Cứu Chuộc duy nhất của họ "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (x.Mt.16:16), như chính đức tin của vị Giáo Hoàng đầu tiên đă tuyên xưng. Mà một khi bởi lănh nhận bí tích rửa tội Kitô hữu đă được mai táng với Chúa Kitô để nhờ đó họ được sống một sự sống mới thế nào (x.Rm.6:4) th́ trong Chúa Kitô họ đă hoàn toàn được thánh hóa, được giải thốt khỏi tội lỗi, đă chết cho tội và sống cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô (x.Rm.6:7,10,11).

Phải, tự bản chất, "được tái sinh từ trên cao" (Jn.3:3), chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu là chi thể của Giáo Hội đă được thánh hóa, tức đă được kết hiệp với Đầu của Giáo Hội là Chúa Kitô, "Đấng đă hiến ḿnh cho Giáo Hội để làm cho Giáo Hội nên thánh hảo, bằng việc thanh tẩy Giáo Hội trong bể nước nhờ quyền năng của lời, hầu hiến dâng cho Người một Giáo Hội vinh quang, thánh hảo và vô nhiễm, không một t́ tích hay vết nhăn hoặc bất cứ một sự ǵ như thế"  (Eph.5:25-27). Bởi vậy Giáo Hội của Chúa Kitô c̣n được gọi là "Hội Thánh" và trung tâm điểm hữu h́nh của Giáo Hội được gọi là "Ṭa Thánh".

 

Với yếu tố "thánh thiện" tự bản chất và bẩm sinh của ḿnh như thế, Giáo Hội mang tính cách và đóng vai tṛ là Mẹ Giáo Hội đối với con cái của ḿnh. Thật vậy, qua các vị tư tế thừa tác và hàng giáo phẩm, Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh hạ con cái qua Bí Tích Rửa Tội, kiện cường đời sống thiêng liêng của chúng bằng Bí Tích Thêm Sức, dưỡng nuôi chúng  bằng Bí Tích Ḿnh Thánh Chúa, chữa trị tật nguyền bệnh hoạn thiêng liêng của chúng bằng Bí Tích Giải Tội, bổ sức cho cho chúng trong cơn bệnh hoạn về phần xác hay kết thúc đời sống trần gian của chúng trong b́nh an bằng Bí Tich Xức Dầu Thánh, thông ban linh quyền cho chúng bằng Bí Tích Truyền Chức Thánh, và chúc phúc cuộc sống hôn nhân gia đ́nh của chúng bằng Bí Tích Hôn Phối.

 

Theo bản chất, nếu Giáo Hội được thánh hóa nhờ cuộc tự hiến của Chúa Kitô là Đầu của ḿnh (x.Jn.17:19), rồi từ đó đă thông ban sự sống viên măn thánh thiện của ḿnh cho con cái bằng các Bí Tích, th́ về phương diện hoạt động, yếu tố thánh thiện của Giáo Hội được thể hiện đích thực và hiển nhiên nhất ở chỗ Giáo Hội luôn luôn sống "trong chân lư" (Jn.17:19), nghĩa là luôn luôn nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô, Đấng từ Cha mà đến và chính Cha là Đấng đă sai Người (x.Jn.17:3,8), để nhờ đó Giáo Hội có thể thực hiện  sứ mệnh "làm chứng nhân" (Lk.24:48): "cho thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con và Cha yêu họ như Cha đă yêu Con" (Jn.17:23).

 

Tác động nhận biết là sự sống đời đời (x.Jn.17:3) nơi toàn thân Giáo Hội đây được biểu hiện nơi việc Giáo Hội, qua các chi thể của ḿnh, cho dù trong các phần Giáo Hội tách biệt là Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, các giáo phái Tin Lành và Anh Giáo, "rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15), đến nỗi các chi thể của toàn thân Giáo Hội đă sẵn sàng lấy máu của ḿnh, như thân phận của "môn đệ không hơn thày, tôi tớ không hơn chủ" (Mt.10:24), để minh chứng cho chân lư mà ḿnh đă được thánh hố (x.Jn.17:19).

 

Nhờ tin vào Chúa Kitô và luôn ở trong Chúa Kitô bằng việc rao giảng tin mừng cùng làm chứng cho chân lư trước mặt thế gian như thế, việc truyền giáo của Giáo Hội chẳng những thể hiện căn tính chứng tá của Giáo Hội mà c̣n biểu lộ "sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10) nơi Giáo Hội nữa, một sự sống đă được truyền đạt từ Đấng đến để làm theo "ư của Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim.2:4). Như thế, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Đấng đă cứu chuộc Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế, bằng việc truyền giáo để chừng thực Đức Tin của ḿnh nơi Người, Giáo Hội đă thực sự trở thành một bí tích ban ơn cứu rỗi phổ quát cho muôn dân (xin xem các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II như đă được liệt kê ở trang 244). 

Ngoài ra, yếu tố và đặc tính "thánh thiện" của Giáo Hội Chúa Kitô c̣n được thể hiện một cách hết sức sáng ngời nữa qua đời tận hiến của thành phần "bỏ mọi sự mà theo Thày" (Mk.10:28), bằng cuộc sống theo lời khuyên của Phúc Âm, trong việc khấn giữ ḿnh độc thân trinh khiết, khấn ăn ở khó khăn tầm thường thiếu thốn, và khấn bỏ tự do chọn lựa và định đoạt theo ư ḿnh mà hoàn toàn tuân phục theo ư của các vị bề trên thay mặt Chúa, để nhờ đó họ có thể nên giống và phản ảnh Chúa Kitô hơn, "Đấng tuy thân phận là Thiên Chúa song vẫn không nghĩ rằng ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, song Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i... đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá" (Phil.2:6-8).

 

Giáo Hội là một Cộng Đồng Đức Tin Thánh Thiện nơi bản chất bảm sinh của ḿnh được Chúa Kitô tự hiến cứu chuộc, bằng vai tṛ làm mẹ trong việc ban phát sự sống thiêng liêng qua các bí tích, bằng việc làm chứng nhân cho Chúa Kitô qua công cuộc truyền giáo, tử đạo và đới tận hiến tu tŕ. Tuy nhiên, v́ là một tập thể được làm nên bởi các phần tử c̣n mang trong ḿnh mầm mống tội lỗi lại hết sức yếu đuối, với những lỗi lầm của họ qua các thời đại, điển h́nh nhất là t́nh trạng phân chia từ thế kỷ 11 và 16 đến nay, nên Giáo Hội vẫn không ngừng phải canh tân, để làm sao cho thế giới luôn luôn nhận thấy dung nhan của Chúa Kitô thật sự sống động và hết sức thu hút nơi chung Giáo Hội cũng như nơi từng chi thể của ḿnh.

 

Thế nhưng, v́ Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế, mà Giáo Hội có ôm ấp con cái tội lỗi đến đâu đi nữa, Chúa Kitô phục sinh toàn quyền năng trên trời dưới đất cũng vẫn có thể tỏ ḿnh ra cho Giáo Hội và qua Giáo Hội, cho tới khi Người đạt đến tầm vóc viên trọn của Người nơi Giáo Hội (x.Eph.4:13,15): "Chúng tôi liên tục mang trong thân xác của ḿnh cái chết của Chúa Giêsu, để nơi thân xác của chúng tôi sự sống của Chúa Giêsu có thể tỏ hiện. Trong khi chúng tôi sống, v́ Chúa Giêsu chúng tôi liên tục bị trao nộp cho sự chết, để sự sống của Chúa Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chết chóc của chúng tôi" (2Cor.4:10-11).

 

Như thế, Giáo Hội, qua các phần tử hèn yếu và lầm lỗi của ḿnh, vẫn có thể tiếp tục làm chứng cho Chúa Kitô, tức vẫn có thể phản ảnh đặc tính thánh thiện của ḿnh, không phải bằng lời rao giảng truyền giáo hay bằng máu tử đạo chứng nhân, mà bằng chính nhận thức về yếu đuối và lầm lỗi của con cái ḿnh, nhờ đó liên lỉ canh tân ḿnh để làm sao cho thế gian thấy được rằng "trong yếu đuối quyền năng đạt đến mức tuyệt hảo của nó" (2Cor.12:9). Đến nỗi, như lịch sử đă chứng thực, dù bị đảo điên v́ bao lầm lỗi do con cái ḿnh gây ra thế nào đi nữa, Giáo Hội chẳng những vẫn c̣n tồn tại tới ngày nay, không hề bị hàm sự chết ăn tươi nuốt sống, trái lại, càng phát triển khắp nơi trên thế giới cho tới khi Chúa lại đến.

XXVI- Cộng Đồng Đức Tin Công Giáo

 

 

Xác Tín 30          

 

 

                Giáo Hội là Cộng Đồng Đức Tin Công Giáo v́ Giáo Hội là ánh sáng thế gian, phản ảnh chính ánh sáng thế gian là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc toàn thể nhân loại.

 

 

 

Mạc Khải

 

"Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể nào dấu được nữa. Người ta không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng. Họ đặt nó trên giá để nó tỏa sáng cho tất cả mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con cũng phải chiếu giăi trước mặt người ta để họ xem thấy sự tốt lành nơi việc các con làm mà ngợi khen Cha trên trời của các con" (Mt.5:14-16).

"Thày được toàn quyền trên trời dưới đất, bởi thế, các con hăy đi mà thâu nạp môn đệ từ mọi dân nước. Các con hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các con hăy dạy họ thi hành mọi điều Thày đă ban truyền cho các con" (Mt.28:18-20).

"Các con hăy đi khắp thế gian mà loan báo tin mừng cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin vào tin mừng và lănh nhận bí tích rửa tội th́ sẽ được cứu rỗi' c̣n người không chịu tin vào tin mừng th́ sẽ bị luận phạt" (Mk.16:15-16)

"Bởi vậy có lời chép rằng Đức Kitô phải chịu đau khổ và ngày thứ ba sống lại từ trong kẻ chết. Nhân danh Người việc thống hối để được thứ tha tội lỗi cần phải rao giảng cho tất cả mọi dân tộc, bắt đầu từ Gia-Liêm. Các con là chứng nhân về việc này" (Lk.24:46-48).

 

 

Nhận Thức

 

Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập chẳng những có đặc tính Duy Nhất và Thánh Thiện, c̣n có cả đặc tính Công Giáo nữa. Từ ngữ "Công Giáo" diễn tả một trong những đặc tính chính yếu của Giáo Hội Kitô Giáo này đă gây cho một số đạo hữu ngoài Kitô giáo ở Việt Nam hiểu lầm khi họ nghĩ rằng "Công Giáo", theo nghĩa của nó, là "đạo chung" của tất cả mọi người, tức là đạo chung của các đạo, trong đó có đạo của họ.

 

Thật ra, "Công Giáo", một trong những đặc tính chính yếu của Giáo Hội Kitô Giáo đây, chỉ có nghĩa là "đạo chung" cho tất cả mọi người, chứ không phải là đạo của riêng ai. Do đó, theo lệnh truyền phục sinh của Đấng sáng lập, những ai muốn theo Người cần phải rao giảng những ǵ Người truyền dạy cho "tất cả mọi dân nước" (x.Mt.28:19), một sứ mệnh hệ trọng và khẩn cấp đến nỗi nếu không thực hiện Kitô Giáo sẽ không c̣n là hay phải là Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập nữa. Bởi v́, sứ mệnh truyền giáo hay truyền bá đức tin, truyền bá tin mừng, đối với chung Kitô Giáo và riêng Kitô hữu, phát xuất từ ngay chính bản tính của ḿnh (x.Sắc Lệnh Công Đồng Vaticanô II về Truyền Giáo, đoạn 2,6), như ánh sáng tự nhiên là chiếu soi, không chiếu soi không phải là hay c̣n là ánh sáng nữa.

 

Thật vậy, với tâm linh vốn hướng về siêu việt thể hay siêu thực tại, con người không thôi t́m kiếm những ǵ chân thật, hoàn thiện và tuyệt mỹ. Văn hóa của con người đă không rơ ràng nói lên khát vọng sâu xa này hay sao? Tôn giáo của con người không phải là chứng cớ hùng hồn về nỗ lực t́m kiếm này hay sao?? Thế nhưng, lịch sử cho thấy, kể từ sau khi "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian" (Jn.1:9) th́ không c̣n một tôn giáo chính yếu nào xuất hiện nữa.

 

Trong giai đoạn BC, ở Do Thái có Do Thái Giáo (Judaism)  với tổ phụ Abraham vào khoảng năm 2000 và với Moisen vào năm 1440' ở Ấn Độ có Ấn Độ Giáo (Hinduism) vào khoảng năm 1500, có Kỳ Na Giáo (Jainism) vào năm 599 do Vardhamana Jnatiputra, và có Phật Giáo (Buddhism) năm 560 do Đức Thích Ca Mâu Ni' ở Trung Hoa có Lăo Giáo (Taoím) vào năm 604 do Lăo Tử và có Khổng Giáo (Confucianism) vào năm 551 do Khổng Tử' ở Ba Tư có Thánh Hỏa Giáo vào khoảng năm 1000 do Zoroaster' và ở Nhật Bản có Nhật Giáo (Shinto) từ năm 660.

 

Tuy nhiên, trong giai đoạn AD, cũng thấy c̣n một ít tôn giáo xuất hiện, như ở Ả Rập có Hồi Giáo (Islam) do Mohammed lập năm 570, cũng như có Chân Giáo (Sikhism) ở Ấn Độ do Nanak lập năm 1469. Riêng về hai tôn giáo trong giai đoạn AD này, Hồi Giáo là một tôn giáo thuộc về Thiên Chúa Giáo như Do Thái Giáo và Kitô Giáo, một tôn giáo cũng tin nhận Adong, Noe, Abraham và  Moisen của Do Thái Giáo, nhất là Chúa Giêsu của Kitô Giáo, như những vị tiên tri của ḿnh, mà Mohammed là đệ nhất tiên tri, vị tiên tri được thụ khải bởi thiên thần Gabiên (của Kitô Giáo) để canh tân xă hội' c̣n Chân Giáo là một phong trào canh tân nơi Ấn Độ Giáo mà thôi, như giáo phái Tin Lành nơi Kitô Giáo hồi thế kỷ 16 vậy. Do đó, vẫn không sai lầm khi nhận định rằng: "kể từ sau khi 'ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian' (Jn.1:9) th́ không c̣n một tôn giáo chính yếu nào xuất hiện nữa".

 

Tại sao thế? Nếu không phải tại giáo lư của các đạo giáo trong giai đoạn BC chẳng khác ǵ như một thứ ánh sáng hừng đông lấp ló chiếu tỏa trên tâm trí và văn hóa của loài người, trong khi chờ "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đến trong thế gian". Và bởi v́ là "ánh sáng thật", một thứ ánh sáng phát xuất "từ trên cao" (Jn.3:3,8:23), tức từ "mặt trời công chính" (Mal.3:20), chứ không phải từ một ngọn đèn nào đó do người ta thắp lên, kể cả ngọn đèn Gioan Tẩy Giả là một nhân vật đệ nhất thiên hạ (x.Jn.5:35' Mt.11:11), "ánh sáng thật" này chính là một mạc khải (revelation) cao siêu mầu nhiệm chứ không phải là một giác ngộ (enlightenment) trước chân thiện ngàn đời.

 

V́ "không ai đă từng được thấy Cha. Chính Thiên Chúa Con duy nhất hằng ở nơi Cha là Đấng đă tỏ Cha ra" (Jn.1:18) mà Chúa Giêsu Kitô, "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14), thực sự là "ánh sáng thật", "một ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không thắng nổi nó" (Jn.1:5). Là "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian", Chúa Kitô đă tự xưng và khẳng định: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không hề bước đi trong tăm tối, không, họ sẽ được ánh sáng của sự sống" (Jn.8:12). Người c̣n quả quyết: "Ai tin vào Người th́ không phải chết song được sự sống đời đời... Ai tin vào Người th́ khỏi bị luận phạt, c̣n ai không tin th́ đă bị luận phạt rồi" (Jn.3:16,18). Tại sao thế? "V́ không tin vào danh Con duy nhất của Thiên Chúa" (Jn.3:18).

 

Chính v́ vậy Giáo Hội Kitô Giáo đă tuyên nhận chỉ có Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất của loài người: "Không có ơn cứu độ nơi bất cứ một ai khác cả, v́ không có một danh hiệu nào trên thế gian này được ban cho con người để chúng ta nhờ đó mà được cứu rỗi" (Acts 4:12). Xác tín như thế không có nghĩa là chỉ có thành phần Kitô hữu "tin vào tin mừng và lănh nhận phép rửa sẽ được cứu rỗi" (Mk.16:16), c̣n ngoài ra tất cả đều bị hư đi. Không! Nếu "Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim.2:4) th́ Ngài sẽ dùng hết cách và có cách, theo đường lối riêng của Ngài, trong việc làm cho con người nhận biết Ngài để được cứu rỗi.

 

Thật vậy, đối với Đấng "yêu thế gian đến nỗi đă ban Con duy nhất của ḿnh" (Jn.3:16), Đấng "không sai Con đến thế gian để luận phật thế gian song để thế gian nhờ Người mà được cứu rỗi" (Jn.3:17), Đấng "làm cho mọi sự ḥa hợp với nhau cho lợi ích của những ai được kêu gọi theo ấn định của Ngài" (Rm.8:28), th́ "con người thuộc bất cứ một dân nước nào mà biết kính sợ Thiên Chúa và tác hành một cách ngay chính đều đáng Ngài chấp nhận" (Acts 10:35). Thành phần này, dù chưa chính thức nhận biết Đấng Tối Cao của ḿnh, theo ư định của Thiên Chúa là Đấng "những ai Ngài biết trước th́ Ngài cũng tiền định" (Rm.8:29) th́ từ đời đời họ đă là chiên của Ngài rồi, thành phần đă được vị Mục Tử Tối Cao tuyên bố: "Chiên của Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng nghe Tôi" (Jn.10:27), thành phần, vào một lúc nào đó, "chúng sẽ nghe thấy tiếng của Tôi" (Jn.10:16).

 

Đó là lư do mới có động từ "trở lại Kitô giáo" hay "trở lại Công Giáo", một động từ cũng bị hiểu lầm như tĩnh từ "Công Giáo". Kitô hữu vẫn gọi đồng đạo của ḿnh theo đạo khác là bỏ đạo, c̣n trường hợp có người theo đạo, bất cứ từ một đạo giáo nào, kể cả thành phần vô thần, ngoại đạo, rối đạo hay bỏ đạo cũng đều gọi họ là thành phần "trở lại", không phải là "trở lại" (mà là "gia nhập") Kitô Giáo hay Giáo Hội Công Giáo, (của trường hợp tân ṭng), cho bằng "trở lại" với Vị Mục Tử Tối Cao của họ "là đường, là sự thật và là sự sống" (Jn.14:6). Tuy nhiên, so trường hợp Kitô hữu bỏ Kitô giáo mà theo đạo khác với trường hợp của thành phần "trở lại", thực tế cho thấy, trường hợp Kitô hữu theo đạo khác rất hiếm, trong khi đó, trường hợp "trở lại" rất đông và liên tục. Đến nỗi, Kitô giáo đă thực sự trở thành "Công Giáo", một tôn giáo dành cho mọi dân tộc, có mặt ở mọi nơi, chứ không thịnh hành ở riêng một vùng nào hay chỉ vào một thời nào, v́ nó thích hợp với nhân phẩm của con người, nó thăng hoa văn hóa con người, nó giúp con người đạt được sự sống viên măn của ḿnh, cho dù tự bản chất mang tính cách mạc khải của nó hoàn toàn vượt tầm sức tự nhiên của con người trần gian và thật là khó sống, (nên mới dễ và thường bị công phá, khủng bố và tiêu diệt).

 

Như thế, đặc tính "Công Giáo" của Giáo Hội Kitô Giáo bắt nguồn từ ư định của Thiên Chúa muốn cứu rỗi loài người nơi Con duy nhất của ḿnh là Đức Giêsu Kitô, "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian". Phần Giáo Hội, khi thực hiện công việc truyền giáo hay truyền bá đức tin là Giáo Hội làm sáng tỏ đặc tính "Công Giáo" của ḿnh ra trước thế gian. Như thế, chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu sống đặc tính "Công Giáo" chính là sống làm chứng nhân cho Chúa Kitô (x.Lk.24:48), tức làm cho Chúa Kitô là "ánh sáng thế gian" (Jn.8:12) càng ngày càng chiếu tỏa trên thế gian, càng lúc càng chiếu vào trong văn hóa của con người, để có thể xua tan đi những vùng văn hóa có tính cách và tác dụng lu mờ hóa hay xuyên tạc hóa h́nh ảnh Thiên Chúa linh thiêng vô cùng cao qúi nơi con người, nhờ đó, Chúa Kitô "là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh" (Col.3:15) đạt đến tầm vóc viện trọn của ḿnh (x.Eph.4:13,15).

 

Trong công cuộc truyền giáo, để thể hiện đặc tính "Công Giáo" của ḿnh, nếu tác động Phụng Vụ là tác động của chung Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội thế nào, th́ việc Truyền Giáo cũng là việc của chung Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội như vậy (xem Thông Điệp Evangelii Nuntiandi, đoạn 60).  Tuy nhiên, trong khi tác động Phụng Vụ có thể bị giới hạn vào nhân sự, (như thiếu linh mục sẽ không có Thánh Lễ hay các phép Bí Tích), hoặc có thể bị ngăn trở v́ hoàn cảnh, (như có Thánh Lễ mà không tham dự được v́ bệnh nặng), hay không buộc phải làm, (như giáo dân không cần phải nguyện Kinh Nhật Tụng như giáo sĩ và tu sĩ) v.v., th́ tác động Truyền Giáo cũng là một tác động của Giáo Hội, lại được mở rộng cho tất cả mọi thành phần thuộc chi thể của Giáo Hội, ở mọi nơi và trong mọi lúc.

 

Chẳng hạn, kinh Mân Côi, tuy không phải là kinh Phụng Vụ và có tính cách Phụng Vụ, lại không có thể là phương tiện Truyền Giáo hữu hiệu hay sao, khi Kitô hữu lần hạt để "xin đem các linh hồn lên thiên đàng"? Bị bệnh nặng không tham dự Thánh Lễ được, nhưng hy sinh chịu đựng v́ Chúa cũng không phải là một tác động Truyền Giáo đắc lực lắm sao? Những giao tiếp thuộc lănh vực xă hội hằng ngày không phải là tác động Truyền Giáo hay sao, nếu được thực hiện theo tinh thần bác ái trọn lành của Kitô giáo?

 

Chính nơi tác động Truyền Giáo của Giáo Hội này mà mỗi Kitô hữu có thể tự nhận và xưng ḿnh: "Tôi là Giáo Hội", v́ thế gian sẽ nhận thấy Chúa Kitô không phải nơi chinh Giáo Hội (trừu tượng) cho bằng nơi các chi thể của Giáo Hội là thành phần như men được vùi trong bột. Ngày nay vẫn c̣n tồn tại các ḍng khổ tu và ḍng kín, và thực tế cho thấy thành phần chính thức đi truyền giáo rất ít, trong khi Giáo Hội "Công Giáo" vẫn "sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5) là v́ nhựa sống "Thánh Thiện" của cây nho thần linh, phát xuất từ Đầu năo "Duy Nhất" của ḿnh, không ngừng châu lưu trong cả toàn thân, tới từng chi nhánh nhỏ bé nhất.

 

 

XXVII- Cộng Đồng Đức Tin Tông Truyền

 

 

Xác Tín 31          

 

 

                Giáo Hội là Cộng Đồng Đức Tin Tông Truyền v́ Giáo Hội, cùng với Chúa Kitô, Đầu của ḿnh, là một Nhiệm Thể  được sinh động bởi hồn sống thần linh của toàn thân là Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Giáo Hội càng ngày càng nên một với Chúa Kitô, càng phản ảnh Chúa Kitô cho tới khi Chúa Kitô hoàn toàn đạt đến tầm vóc viên trọn của Người nơi Giáo Hội.

 

 

 

Mạc Khải

 

"Thày c̣n phải nói với các con nhiều hơn nữa, song hiện nay các con không thể nào thấu triệt được. Thế nhưng khi Ngài đến, là Thần Chân Lư, Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật. Ngài sẽ không tự ḿnh mà nói với các con, mà sẽ chỉ nói những ǵ Ngài nghe thấy thôi, và Ngài sẽ truyền đạt cho các con những ǵ phải xẩy đến. Làm như thế, Ngài sẽ tôn vinh Thày, v́ Ngài sẽ lănh nhận từ Thày điều Ngài sẽ truyền đạt cho các con" (Jn.16:12-14).

"Phần Thày, Thày công bố cho con hay con là 'Đá' và trên đá này Thày sẽ xây giáo hội của Thày, mà hàm sự chết cũng sẽ không thắng vượt được nó. Thày sẽ trao cho con ch́a khóa nước trời. Bất cứ điều ǵ con mà tuyên bố cầm buộc ở dưới đất th́ ở trên trời điều đó cũng sẽ bị cầm buộc' bất cứ điều ǵ con mà công bố tháo gỡ ở dưới đất th́ ở trên trời điều đó cũng sẽ được tháo gỡ" (Mt.16:18-19).

"Thày bảo thật các con bất cứ điều ǵ các con tuyên bố cầm buộc ở dưới đất th́ điều đó cũng sẽ bị cầm buộc ở trên trời, và bất cứ điều ǵ các con công bố tháo gỡ ở dưới đất th́ điều đó cũng sẽ được tháo gỡ ở trên trời" (Mt.18:18)

 

 

Nhận Thức

 

Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập  là một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất v́ có Chúa Kitô là Đầu. Được nên một với Đầu của ḿnh là Chúa Kitô, như cành nho hiệp với thân nho (x.Jn.15:5), Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập cũng là một Cộng Đồng Đức Tin Thánh Thiện. Tự bản chất của ḿnh Thánh Thiện như thế, Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập phải là một Cộng Đồng Đức Tin Công Giáo, như một thành xây trên núi không thể dấu được, một cây đèn để trên giá soi cho tất cả mọi người trong nhà (x.Mt.5:14-15). Để rồi, theo sứ mệnh Công Giáo không thể không tỏa sáng ra của ḿnh, Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập cần phải là một Cộng Đồng Đức Tin Tông Truyền, "Tông Truyền" trong việc rao giảng "tất cả những ǵ Thày đă truyền cho các con" (Mt.28:20), một đặc tính cuối cùng của Giáo Hội cũng là đặc tính chứng tỏ Giáo Hội là một Cộng Đồng Đức Tin Duy Nhất, Thánh Thiện và Công Giáo.

 

Bốn đặc tính nơi Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập này có thể nói chẳng khác ǵ như một bộ xương làm nên thực thể Giáo Hội. Bộ xương kết cấu nên thực thể Giáo Hội này hết sức ăn khớp với nhau, khiến Giáo Hội có thể sinh động một cách tự nhiên, dễ dàng và có hiệu lực. Đặc tính "Duy Nhất" của Giáo Hội nói lên quyền bính trong Giáo Hội, được tập trung nơi Đầu là Chúa Kitô, cũng như nơi Thánh Phêrô và các vị thừa kế của thánh nhân. Đặc tính "Thánh Thiện" của Giáo Hội nói lên sự sống nơi Giáo Hội, được cử hành qua Phụng Vụ Thánh Lễ và các Bí Tích. Đặc tính "Công Giáo" của Giáo Hội nói lên hoạt động của Giáo Hội, được thể hiện qua sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Đặc tính "Tông Truyền" của Giáo Hội liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội, được trung thực lưu giữ (lưu truyền và nắm giữ) đúng như những ǵ được Thiên Chúa mạc khải, cũng là tất cả những ǵ Chúa Kitô, Đấng thiết lập Giáo Hội muôn đời vững chắc trên tảng đá Phêrô, truyền dạy cho các chứng nhân tiên khởi của Người là Tông Đồ Đoàn.

 

Tuy nhiên, nói đến giáo huấn của Giáo Hội là nói đến Thánh Kinh và Thánh Truyền, hai tối thượng nguồn mà Giáo Hội dựa vào đó để khai triển thành khoa thần học, đúc kết thành giáo lư và công bố những tín điều của ḿnh.

 

Trước hết, Thánh Kinh là bộ Sách Thánh được Thiên Chúa linh ứng viết ra để ghi lại những mạc khải mà Ngài muốn tỏ ra cho loài người biết về chính ḿnh Ngài cũng như về đường lối để con người có thể đến với Ngài. Bộ Sách Thánh này được chia làm hai phần: Cựu Ước và Tân Ước.

 

Cựu Ước là phần Sách Thánh được Thiên Chúa linh ứng viết ra để ghi nhận mạc khải mà Thiên Chúa muốn tỏ ra nơi dân Do Thái, một mạc khải sẽ được hoàn toàn tỏ hiện vào "thời sau hết" (Heb.1:2) là thời Tân Ước.

 

Bộ Cựu Ước này gồm có 45 cuốn, theo nội dung của bộ sách, có thể được chia làm 4 phần: phần ban bố, phần rao giảng, phần diễn giải và phần tiên báo. Phần ban bố có 5 cuốn Kinh Luật là Sáng Thế Kư, Xuất Ai Cập, Tư Tế Luật, Dân Số và Đệ Nhị Luật. Phần rao giảng có 16 cuốn Kinh Sử là Gio-duệ, Thẩm Phán, Rút, Sameo I và II, Chư Vương I và II, Kư Sự I và II, Era, Nehem, Tobia, Giuđích, Ete, Macabê I và II. Phần diễn giải có 7 cuốn Kinh Huấn là Gióp, Thánh Vịnh, Cách Ngôn, Giảng Viên, Diệu Ca, Khôn Ngoan và Huấn Ca. Phần tiên báo có 17 cuốn Kinh Tri là Isai, Giêrem, 'kiên, Đaniên, Barúc, Hôdê, Giôeo, Amốt, Ôbát, Giôna, Mica, Nahum, Hápcúc, Déppha, Hagai, Dêka, Manki.

Tân Ước là phần Sách Thánh được Thiên Chúa linh ứng viết ra để ghi nhận mạc khải của Thiên Chúa đă được hoàn toàn tỏ hiện nơi con người cũng như nơi cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể, Đấng Thiên Sai, trung tâm điểm mạc khải, cũng là chính mạc khải của Thiên Chúa muốn tỏ cho chung loài người và riêng Dân Tân Ước là Giáo Hội Con của Ngài.

 

Bộ Tân Ước này gồm có 27 cuốn, theo nội dung của bộ sách, như bộ Cựu Ước, cũng có thể được chia làm 4 phần: phần ban bố, phần rao giảng, phần diễn giải và phần tiên báo. Phần ban bố có 4 cuốn Phúc Âm, một theo thánh Mathêu, một theo thánh Marcô, một theo thánh Luca và một theo thánh Gioan. Phần rao giảng có 1 cuốn là cuốn Tông Đồ Công Vụ. Phần diễn giải có 21 Thánh Thư, trong đó có 14 thư của thánh Phaolô và 7 thư của các Tông Đồ khác. Thư của thánh Phaolô mang tên của đối tượng, như giáo đoàn Rôma, Côrintô (2 thư), Galata, 'phêsô, Philipphê, Côlôsê, Thêsalônica (2 thư), và Do Thái, cho môn đệ Timôthêu (2 thư) và Titô, cho giáo hữu Philêmôn. Thư của các Tông Đồ khác mang tên của chính tác giả, như thư của Thánh Giacôbê, thư của Thánh Phêrô I và II, thư của Thánh Gioan I, II và III, thư của Thánh Giuđa. Phần tiên báo chỉ có 1 cuốn là sách Khải Huyền.

 

Thánh Truyền là tất cả nguồn tài liệu mạc khải và kiến thức đức tin của Tông Đồ Đoàn là các chứng nhân tiên khởi truyền lại cho riêng các vị thừa kế của các ngài cũng như cho chung Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập mà các ngài là nền tảng (x.Eph.2:20). Bởi thế, nếu nói đến Thánh Kinh là nói đến một bộ Sách Thánh th́ nói đến Thánh Truyền là nói đến một số nhân vật được Giáo Hội tuyên nhận là Giáo Phụ của ḿnh.

 

Vậy các Thánh Tông Đồ, qua các Giáo Phụ là thành phần thừa kế của các ngài, đă truyền lại cho Giáo Hội những nguồn tài liệu mạc khải và những kiến thức đức tin nào? Nếu không phải, về tài liệu mạc khải, chính yếu và quan trọng nhất là có toàn bộ Tân Ước nói chung và 4 Phúc Âm nói riêng, rồi về kiến thức đức tin, cũng chính yếu và quan trọng nhất là có những dẫn giải Lời Chúa cùng với việc áp dụng thực hành Lời Chúa, theo như các ngài hiểu, với tư cách là những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô.

 

Chính nhờ nguồn Thánh Truyền này Giáo Hội mới hoàn toàn thực sự biết được để mà lưu giữ và tuân hành cho đến ngày nay. Điển h́nh như sổ bộ chính lục Thánh Kinh (x.Hiến Chế Mạc Khải, đoạn 8), vai tṛ của Đức Maria (x. Hiến Chế Giáo Hội, đoạn 55), việc tôn kính các thánh (x.Hiến Chế Phụng Vụ, đoạn 111), mầu nhiệm các thánh cùng thông công (x.Hiến Chế Giáo Hội, đoạn 50), bí tích tính của việc tấn phong giám mục (x.Hiến Chế Giáo Hội, đoạn 21), thừa tác vụ giám mục (x.Hiến Chế Giáo Hội, đoạn 20), chức vụ phó tế (x.Sắc Lệnh Truyền Giáo, đoạn 16), Thánh Kinh trong Phụng Vụ (x.Hiến Chế Phụng Vụ, đoạn 24), kinh nhật tụng (x.Hiến Chế Phụng Vụ, đoạn 89).

 

Đối với việc giải thích Lời Chúa, có thể nói, các Thánh Thư trong bộ Tân Ước cũng mang tính cách Thánh Truyền, v́ nội dung của các Thánh Thư này nói lên những kiến thức của các Tông Đồ trong việc diễn giải về Chúa Kitô cũng như về giáo lư của Người cho các giáo đoàn tiên khởi của Giáo Hội Chúa Kitô khắp nơi được thấu hiểu hơn.

Tuy nhiên, trong số 21 Thánh Thư, 2 phần 3 là của Thánh Phaolô, Tông Đồ Các Dân Ngoại. Dù đích danh không thuộc thành phần chứng nhân tiên khởi như "nhóm 12" (Mk.3:16-18), nhưng vị Tông Đồ Các Dân Ngoại này cũng hội đủ điều kiện để chính thức trở thành và mang danh Tông Đồ. Ở chỗ, như "Nhóm 12", thánh nhân cũng đă nhận được mạc khải trục tiếp từ Chúa Kitô (x.Acts 9:3-6' 1Cor.15:8' Gal. 1:11-12,16), được mang danh là "tông đồ" (1Cor.15:9'2Cor.1:1) và đă được sai đi (x.Acts 13:2,47' Gal.1:1). C̣n Thánh Banabê, tuy được kêu gọi để cùng đồng hành với Thánh Phaolô trong sứ mệnh truyền giáo cho dân ngoại (x.Acts 13:2,47), do đó, cũng được ghi nhận là "tông đồ" (Acts 14:14) như Thánh Phaolô, tuy nhiên, không có chỗ nào trong Thánh Kinh cho thấy thánh nhân được Chúa Kitô tự tỏ ḿnh ra cho như Người đă tỏ cho Thánh Phaolô. Do đó, nếu "Thư của Thánh Banabê" được liệt kê vào số văn kiện Thánh Truyền th́ thánh nhân có thể được gọi là vị Giáo Phụ đệ nhất trong các Giáo Phụ.

 

Phần hai Thánh Marcô và Luca, thân phận tuy không phải là thành phần chứng nhân tiên khởi như "Nhóm 12" hay đặc biệt như Thánh Phaolô, mà chỉ là môn đệ của hai vị Đại Tông Đồ, (Marcô là môn đệ của Thánh Phêrô và Luca là môn đệ của Thánh Phaolô), đáng lẽ chỉ được kể vào thành phần các vị Giáo Phụ, nhưng v́ Thiên Chúa đă chọn các ngài vào việc viết Phúc Âm thay cho Hai Đại Tông Đồ sư phụ của ḿnh, do đó, các ngài thuộc vào thành phần các Thánh Kư, ngang hàng với Tông Đồ Mathêu và Gioan, Thánh Kư của hai Phúc Âm đầu và cuối trong bộ Phúc Âm bốn cuốn.

 

Về thành phần các vị Giáo Phụ chính thức được Giáo Hội công nhận, căn cứ vào địa phương của các ngài, thường được chia ra làm hai nhóm, Các Giáo Phụ Đông Phương (Greek) và Các Giáo Phụ Tây Phương (Latin). Các Giáo Phụ Đông Phương, gồm có 49 vị, trong đó có 37 Thánh Giáo Phụ, 12 vị chỉ là Giáo Phụ (nổi nang nhất là Giáo Phụ Origen), và được kết thúc với Thánh Giáo Phụ Gioan Đamascô (675-749). Các Giáo Phụ Tây Phương, gồm có 38 vị, trong đó có 30 Thánh Giáo Phụ, 8 vị Giáo Phụ (nổi bật nhất là Giáo Phụ Tertullian), và được kết thúc với Thánh Giáo Phụ Isiđôrê Seville (560-636).

 

Các Giáo Phụ gồm có các thành phần chính sau đây. Thứ nhất, thành phần Giáo Phụ là môn đệ của các Tông Đồ, như các Thánh Giáo Phụ Giáo Hoàng Clementê I (30-101), môn đệ của Tông Đồ Phêrô, Thánh Giáo Phụ Ignatiô (35-107), giám mục Antiôkia và Pôlycapô (69-155), giám mục Smyrna, cả hai là môn đệ của Tông Đồ Gioan. Thứ hai, thành phần Giáo Phụ văn sĩ, như Thánh Giáo Phụ Justinô Tử Đạo (100-165), Thánh Giáo Phụ Irênô (130-200), giám mục Lyon, Thánh Giáo Phụ Cyprianô (-258), giám mục Carthage v.v. Thứ ba, thành phần Giáo Phụ tiến sĩ, như Thánh Giáo Phụ Anatasiô (297-373), tổng giám mục Alexandria, Thánh Giáo Phụ Basiliô Cả (329-379), tổng giám mục Cêsarêa, Thánh Giáo Phụ Grêgôriô (329-390), giám mục Sasima, Thánh Giáo Phụ Ambrôsiô (340-397), giám mục Milan, Thánh Giáo Phụ Giêrônimô (343-420), nhà dịch giải toàn bộ Thánh Kinh, Thánh Giáo Phụ Gioan Kim Khẩu (347-407), đức thượng phụ Công-Tăng-Phương-Linh, Thánh Giáo Phụ Augustinô (354-430), giám mục Hippô, Thánh Giáo Phụ Grêgôriô Cả (540-604), giáo hoàng. Thứ bốn, thành phần Giáo Phụ đan sĩ, tiêu biểu nhất là Thánh Giáo Phụ Bênêđictô (480-546), tổ phụ đan viện Tây Phương.

Thế nhưng, nơi đặc tính Tông Truyền của Giáo Hội liên quan đến Thánh Kinh và Thánh Truyền, một vấn đề có hai phương diện cần phải được đặt ra là, về phương diện Thánh Kinh, làm sao Giáo Hội biết được, trong số nhiều sách được truyền lại, đâu là các cuốn sách được Thiên Chúa linh ứng viết ra để công nhận đó là Sách Thánh trong sổ bộ Thánh Kinh, và về phương diện Thánh Truyền, Giáo Hội căn cứ vào đâu để công nhận danh sách các vị Giáo Phụ tính cho tới thể kỷ thứ 7 bên Tây Phương và thế kỷ thứ 8 bên Đông Phương, trong khi các vị Giáo Phụ, theo thân phận đích thực của ḿnh, cần phải là các vị thừa kế (hầu như phải sống gần gữi với) các Thánh Tông Đồ?

 

Tất nhiên, để công nhận và lập thành sổ bộ Thánh Kinh cũng như sổ bộ Giáo Phụ, về h́nh thức, Giáo Hội phải căn cứ vào những tiêu chuẩn xứng hợp với Thánh Kinh cũng như Thánh Truyền, theo đúng như bản chất linh ứng của Thánh Kinh cũng như tính chất nhân chứng của Thánh Truyền. Thế nhưng, những tiêu chuẩn này bởi đâu mà có, và làm sao Giáo Hội khám phá ra được những tiêu chuẩn đáng tin này để nhờ đó Giáo Hội có thể thẩm định và công nhận một cách không sai lầm về sổ bộ chính lục Thánh Kinh cũng như về danh sách các vị Giáo Phụ?

 

Đây là vấn đề liên quan đến Tối Thượng Quyền của Giáo Hội, một Tối Thượng Quyền, theo nguyên tắc cũng như thực tế, không thể nào vượt trên hay qua mặt hai Tối Thượng Nguồn Mạc Khải Thánh Kinh cũng như Chứng Tá Thánh Truyền. Thật ra, Tối Thượng Quyền của Giáo Hội cũng phát xuất từ hai Tối Thượng Nguồn Mạc Khải cũng như Chứng Tá này. Theo Tối Thượng Nguồn Mạc Khải Thánh Kinh, chính Chúa Kitô khẳng định với riêng vị lănh đạo của Giáo Hội (x.Mt.16:19) cũng như với chung Tông Đồ Đoàn (x.Mt.18:18).

 

Căn cứ vào Mạc Khải trên đây, Chứng Tá Thánh Truyền, qua Sách Tông Đồ Công Vụ, đă cho thấy vấn đề thi hành quyền bính của Giáo Hoàng cũng như của hàng giáo phẩm đă được thể hiện ngay từ đầu khi Giáo Hội c̣n sơ khai. Chẳng hạn, để thi hành quyền bính tối cao của ḿnh, Giáo Hoàng Tiên Khởi Phêrô đă quyết định việc làm cũng như cách thức chọn vị tông đồ thay cho Giuđa -ch-Ca, và cả cộng đồng Giáo Hội bấy giờ, bao gồm cả các Tông Đồ khác, đă làm theo ư của ngài (x.Acts 1:15-26). C̣n trường hợp để thi hành quyền bính tối cao của cả Hàng Giáo Phẩm, Tông Đồ Đoàn cũng đă quyết định việc làm, cách thức chọn lựa cũng như truyền chức cho 7 vị phó tế đầu tiên cho việc phục vụ những như cầu của Giáo Hội (x.Acts 6:1-6). Tối Thượng Quyền của Tông Đồ Đoàn, cũng theo Thánh Truyền do sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại, c̣n được thể hiện trong phán quyết về việc không cần phải chịu phép cắt b́ mới được cứu rỗi (x.Acts 15:1-31).

 

Nếu Tối Thượng Giáo Quyền được xuất phát từ Thánh Kinh và lưu hành từ Thánh Truyền như thế th́ Tối Thượng Giáo Quyền phải có tính cách thần linh, để có đủ tư cách cũng như khả năng nhận biết thân mệnh của ḿnh, mà tác nhân của nhận thức đức tin này chính là Chúa Thánh Linh, hồn sống của Nhiệm Thể Giáo Hội Chúa Kitô. Đúng thế, "Chính Thần Linh chứng tỏ cho tâm linh của chúng ta"  (Rm.8:17) để "chúng ta tự thấy và làm chứng..." (1Jn.4:13) về "tất cả sự thật" (Jn.16:13) của mạc khải (Thánh Kinh) cũng như của đức tin (Thánh Truyền) là tất cả nguyên lư và đường lối nhận thức và sống động của Giáo Hội vậy. 

 

 

INDEX